Tin tức

QUẢN LÝ HIỆU QUẢ BỌ XÍT MUỖI GÂY NẤM NHÂN MACCA

Thứ ba, 07/02/2023, 11:35

So với những cây trồng khác thì Macca là một loại cây còn tương đối mới với những người nông dân. Khi cây macca mới được phổ biến trồng ở Việt Nam, mọi người thường truyền miệng nhau là trồng cây Macca dễ như trồng “cây rừng”.

Tuy nhiên sau quá trình trồng và bắt đầu thu hoạch thì cây Macca lại phát sinh những vấn đề về sâu, bọ hại… gây hoang mang cho người trồng.

Đặc biệt tại vùng đất Lâm Hà, khí hậu quanh năm mát mẻ phù hợp với nhiều loại cây trồng, tuy nhiên cũng là điều kiện lý tưởng để sâu, bọ…phát triển gây hại cho cây trồng.

Bọ xít muỗi, tên khoa học helopeltis, được xác định là một loại sâu, bọ …gây hại trên cây Macca gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ sinh trưởng và sản lượng trái của cây Macca. Ngoài việc gây hại trực tiếp làm cho lá và bông bị khô, trái non rụng…vết chích còn tạo điều kiện phát sinh nấm, làm mất giá trị của hạt Macca. Nếu không quản lý kịp thời, người trồng Macca có thể thất thu hoàn toàn.

 

(Trái macca bị bọ xít chích hút tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại)

 Bọ xít muỗi ở cả giai đoạn sâu non và trưởng thành đều gây hại cho cây Macca, bọ xít dùng vòi chọc thủng các phần đọt non gây xoăn đọt, và trái non để hút nhựa gây ra hiện tượng rụng trái.

 

(Dấu hiệu nhận biết vườn cây đang bị bọ xít muỗi gây hại)

Vết châm của bọ xít muỗi có hình tròn hoặc gần tròn lúc đầu có màu chì xung quanh có màu nhạt, sau đó vết châm biến thành màu nâu đậm.

Đặc điểm nhận dạng bọ xít muỗi

Con trưởng thành:

  • hình dạng giống con muỗi, kiểu miệng chích hút, vòi dài đến ngực, thân dài khoảng 4,2mm-5,2mm.

  • đầu có mắt kép đen, đầu màu nâu và có các vệt, dải màu vàng, mắt kép màu nâu đen, 2 râu đầu dài màu nâu.

 

Con non: khi mới nở có màu vàng nhiều lông, đến khi đẫy sức chuyển sang màu xanh ánh vàng, chuỳ và mầm cánh có màu vàng nâu, mầm cách phủ hết đốt bụng thứ 4.

Trứng: hình oval, màu trắng trong suốt, trứng nằm trong phần cọng búp hoặc gân chính trên lá non. Mỗi bọ xít muỗi cái có thể đẻ từ 12 – 74 trứng, thời gian trứng nở từ 5-10 ngày.

Bọ xít muỗi thích hợp nhiệt độ từ 25-28 độ, độ ẩm trên 90%, tiết trời âm u, nóng ẩm. bọ xít muỗi có thể sống và gây hại quanh năm, tuy nhiên vào mùa mưa, khi cây ra đọt non, trái non sẽ bị gây hại mạnh nhất.

Biện pháp phòng:

  1. Sau thu hoạch cắt bỏ và tiêu huỷ cành vô hiệu cành sâu bệnh.

  2. Dọn sạch cỏ dại.

  3. Trồng mật độ vừa phải.

  4. Bón phân cân đối và phun thuốc định kì nhằm xua đuổi.

  5. Hun khói xua đuổi bọ xít và sáng sớm hoặc chiều mát.

Biện pháp hoá học trừ bọ xít muỗi

Bọ xít muỗi được biến đến là loại gây hại có mức độ sinh sôi nhanh, vòng đời ngắn và tính kháng thuốc mạnh. Vì vậy nếu không hiểu được đặc tính sinh học của bọ xít muỗi thì việc phòng trừ rất tốn kém và không hiệu quả.

Gần 10 năm thu mua Macca tại Lâm Hà, hiểu được nỗi lo của những nhà vườn bị bọ xít gây hại. MACCA KIM LIÊN LÂM HÀ xin đưa ra một quy trình diệt bọ xít muỗi đã được thử nghiệm hiệu quả tại những vườn Macca, Bơ, Xoài…

MACCA KIM LIÊN - Quy trình khuyến cáo phòng trừ bọ xít muỗi:

  1. Lựa chọn thời gian phun thuốc: để hạn chế rụng hoa rụng quả, giúp cây đậu quả tốt, việc phòng trừ có vai trò rất lớn. Khi phun thuốc bà con cần phun kịp thời trước khi hoa nở và khi hoa mới đậu. không phun khi đang nở hoa thụ phấn, nên phun sớm khi hoa mới nhú.

  2. Tần suất phun thuốc: để phòng trừ hiệu quả bà con nên phun 2 lần liên tục cách nhau từ 8-10 ngày, lần 1 để diệt bọ xít muỗi trưởng thành và lần 2 để diệt ấu trùng và con non mới nở(vì thời gian trứng nở từ 5-10 ngày). Sau 20 ngày-1 tháng bà con tiếp tục phun lại.

  3. Lựa chọn thuốc phun: một số loại thuốc tham khảo tại nhà vườn cho thấy khả năng trừ bọ xít muỗi hiệu quả: Tornado 25EC, Bakari 512EC, Termicide 700EC, Chesone 300WP, Imida 100WP.

Chúng ta nên kết hợp sản phẩm TKS-BTMET, nấm 3 màu, là sản phẩm sinh học, không độc hại, không ảnh hưởng sức khoẻ con người. Về lâu dài, sẽ giúp kiểm soát hiệu quả mật độ sâu,bọ… trong vườn cây.

LƯU Ý:

  • Sau mỗi lần xịt bà con cần đổi sang loại thuốc có thành phần hoá học khác để tránh tính kháng thuốc của bọ xít muỗi.

  • Không kết hợp TKS-BTMET với các loại thuốc trừ nấm.

 
TÁC GIẢ: TRẦN BẢO CHÂM

 

Ý kiến bạn đọc